Trinh nữ hoàng cung là một cây thuốc quý với hàng loạt công dụng hữu ích được hầu hết các bác sĩ khuyến khích sử dụng. Vậy Trinh nữ hoàng cung có tác dụng gì? Đi tìm hiểu ngay với Trường Trung Cấp Nghề GTVT Hải Phòng nhé.
Bạn Đang Xem: Trinh Nữ Hoàng Cung Có Tác Dụng Gì? Chị Em Chớ Bỏ Qua
Advertisement
Trinh nữ hoàng cung là cây gì?
Trinh nữ hoàng cung, tên khoa học là Crinum latifolium L, thường được gọi với cái tên khác là: Tỏi Thái Lan, Tỏi lơi lá rộng, Vạn châu lan, Náng lá rộng,… thuộc họ Thủy tiên.
Theo nghiên cứu từ các nhà thực vật học, cây này bắt nguồn từ Ấn Độ, sau đó được trồng phổ biến tại các nước Châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan,… Lúc trước trồng làm cảnh, sau này dùng làm thuốc.
Advertisement
Sở dĩ cây được gọi với cái tên khá mỹ miều “trinh nữ hoàng cung” bởi thời xa xưa đây là loại thảo dược được các ngự y sử dụng để điều trị bệnh và chăm sóc sắc đẹp cho các cung tần mỹ nữ trong hoàng cung.Vì vậy, thời xưa cây được xem là một loại thảo dược quý, chỉ những người trong hoàng tộc mới có thể sử dụng.
Đặc điểm nhận dạng cây Trinh nữ hoàng cung
Đây là 1 loại cây cỏ, thân giống như 1 củ hành tây to, kích thước đường kính khoảng 10 – 15cm, lá cây mỏng bản to từ 5-8cm, chiều dài từ 80-100cm. 2 bên mép lá bản to, các bẹ lá xếp tầng, úp vào nhau.
Advertisement
Trên thân cây mọc nhiều củ con. Bạn có thể tách chúng ra trồng thành 1 cây mới. Hoa màu trắng, thường được nở vào tháng 8 – 9 hằng năm và thường mọc thành chùm, mỗi chùm khoảng 6 – 18 hoa. Phần nhụy hoa tương đối dài, màu vàng nhạt.
Thành phần hóa học của cây Trinh nữ hoàng cung
Thành phần chính có tác dụng trong dược liệu này là alkaloid, có hai nhóm là không dị vòng (latisoin, beladin…) và dị vòng (crinafolin, crinafolidin, pratorin…). Bên cạnh đó trinh nữ hoàng cung còn có những hợp chất khác như phenolic, tannin, flavonoid, terpenoit, axit amin, saponin steroid, coumarin và chất chống oxy hóa khác.
Thân rễ của cây chứa 2 glucan là glucan A và glucan B. Ở Việt Nam đã có nghiên cứu và cho thấy trong loại thảo dược này có 11 alkaloid, 11 axit amin, axit hữu cơ. Các axit amin là phenylalanin, 1-leucin, dl-valin và arginin monohydroclorid.
Trinh nữ hoàng phân bổ ở đâu?
Là cây ưa ẩm ướt, sống ở nhiệt độ trung bình từ 22-28 độ C, thích những nơi có ánh sáng. Được trồng phổ biến ở các nước Châu Á. Ở Việt Nam, tập trung nhiều ở các tỉnh phía Bắc.
Phân biệt Trinh nữ hoàng cung và cây Náng trắng và Lan huệ
Trinh nữ hoàng cung và cây Náng trắng
- Lá tươi: Cây trinh nữ hoàng cung có lá mỏng và có màu xanh nhạt hơn cây náng – Cây náng có lá to dày và màu xanh đậm.
- Lá khô: Lá trinh nữ hoàng cung khi phơi khô có mùi thơm đặc trưng (Do tinh dầu của cây) – Lá cây náng khi phơi khô không có mùi thơm mà có mùi ngai ngái.
- Củ: Củ trinh nữ hoàng cung màu trắng hình cầu tròn – Củ cây náng hình bầu dục và có màu đỏ nhạt
- Hoa: Hoa tinh nữ hoàng cung màu hồng nhạt, hoa náng có màu trắng
Trinh nữ hoàng cung và cây lan huệ
- Lá tươi: Lá trinh nữ hoàng cung to bản, thôn nhọn – Lá lan huệ nhỏ và dài đều
- Lá khô: Lá trinh nữ hoàng cung phơi có mùi thơm – Lá lan huệ không có mùi thơm
- Hoa: Hoa trinh nữ hoàng cung màu hồng nhạt, thơm nhẹ – Hoa lan huệ màu trắng hoặc đỏ đậm, có mùi thơm đậm.
- Củ: Củ trinh nữ hoàng cung hình cầu lớn – Củ lan huệ hình cầu nhỏ
Nếu bạn đã biết trinh nữ hoàng cung là cây gì rồi. Vậy thì cùng đến với tác dụng của nó nhé.
Trinh nữ hoàng cung có tác dụng gì?
Trinh nữ hoàng cung có tác dụng gì theo Đông Y?
Trong Đông y, trinh nữ hoàng cung là cây thuốc có vị đắng, chát, có tác dụng hành huyết tán ứ, giảm đau, thanh nhiệt giải độc, ức chế khối u và thông kinh hoạt lạc. Đặc biệt, hiệu quả trong những trường hợp bị đau xương khớp, u xơ, mụn nhọt hay đau đầu.
Trinh nữ hoàng cung có tác dụng gì theo Y học hiện đại?
- Điều trị u xơ tử cung, u nang buồng trứng hiệu quả
Theo các nghiên cứu khoa học hoạt chất alkaloid trong trinh nữ hoàng cung có khả năng giúp cơ thể tăng cường miễn dịch, chống viêm, kháng khuẩn, hỗ trợ giảm đau và chống ung thư khá hiệu quả. Do đó loại thảo dược này thường được dùng để phòng ngừa và điều trị các bệnh về u nang buồng trứng, u xơ cổ tử cung hay u xơ tiền liệt tuyết.
- Tác dụng chống oxy hóa
Xem Thêm : 555 Là Gì? Ý Nghĩa 555 Xung Quanh Các Vấn đề Cuộc Sống?
Chỉ số chống oxy hóa của cây trinh nữ cao hơn rất nhiều lần so với các dược liệu thông thường khác (ORAC khoảng 1610± 150 μmol TE/g). Nhờ đó thảo dược này được coi là “tiên dược” giúp cơ thể chống lại các gốc tự do gây hại, ngăn chặn sự hình và phát triển của các khối u, các tế bào ung thư rất tốt. Chính tác dụng tuyệt vời này nên trinh nữ hoàng cung được ứng dụng thường xuyên trong bài thuốc điều trị ung thư cổ tử cung.
- Nâng cao khả năng miễn dịch cho cơ thể
Một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra các hoạt chất trong trinh nữ hoàng cung có khả năng kích thích cơ thể sản sinh tế bào miễn dịch Lympho T, ức chế các tác nhân gây viêm nhiễm, đồng thời ngăn chặn, kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn. Giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng, tăng cường khả năng miễn dịch với những mầm bệnh nguy hiểm.
- Tác dụng như một loại kháng sinh
Như đã đề cập ở trên với lượng alkaloid dồi dào gồm 32 loại trinh nữ hoàng cung là một trong những thảo dược có tính sát khuẩn, kháng viêm cực tốt. Chẳng vì thế mà loại thảo dược này thường xuất hiện trong những bài thuốc trị ho, viêm phế quản, viêm khớp, nhiễm trùng, mụn nhọt,…
Trinh nữ hoàng cung trị bệnh gì?
- Trinh nữ hoàng cung chữa viêm phụ khoa
Ngay từ thời phong kiến, loại cây này đã được các thái y sử dụng để điều trị bệnh phụ khoa cho nữ nhân chốn cung cấm. Ngày nay, dược liệu này đã được sử dụng phổ biến để điều trị các căn bệnh như rong kinh, chảy máu âm đạo, chậm kinh, rối loạn kinh nguyệt…
- Giảm đau xương khớp
Một tác dụng của cây trinh nữ hoàng cung được nhiều người áp dụng hiện nay chính là giúp giảm đau khớp hiệu quả. Theo đó, người bệnh có thể hơ lửa đắp lá trực tiếp lên vùng vết thương đau nhức hoặc sắc uống nước đều làm giảm đau nhanh chóng, hỗ trợ làm tan bầm, sưng tấy rõ rệt.
Với cách trị tan máu bầm từ cây trinh nữ hoàng cung rất đơn giản. Bạn chỉ cần hái và rửa sạch lá trinh nữ hoàng cung, hơ nóng với lửa và đắp vào vùng bị thương.
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể lấy củ (thân hành) của cây trinh nữ hoàng cung để nướng nóng, sau đó giã dập và đắp vào vùng sưng bầm. Thực hiện 2 – 3 lần mỗi ngày, sau vài ngày vết bầm sưng sẽ biến mất.
- Điều trị bệnh dạ dày, tá tràng
Các chuyên gia cho biết đây là một loại thảo dược rất tốt cho những người bị đau và viêm loét dạ dày, tá tràng. Những thành phần trong loại cây này vừa có tác dụng tiêu diệt các tác nhân gây bệnh, vừa hỗ trợ làm lành vết thương, ngăn chặn tình trạng xuất huyết dạ dày, tá tràng.
Để chữa bệnh loét dạ dày, tá tràng người ta sử dụng lá cây còn tươi. Đem rửa sạch lá rồi để cho ráo nước. Cắt lá thành từng khúc nhỏ, tiếp đó cho vào nồi, thêm vào hai bát con nước sạch. Sắc đến khi đặc lại còn khoảng nửa bát thì chia thành 3 lần uống trong ngày. Nên uống sau khi ăn.
- Chữa bệnh ho, viêm phế quản viêm họng hạt
Các hoạt chất alkaloid, lycorin có trong trinh nữ hoàng cung có tác dụng ức chế sự phát triển của một số vi khuẩn, virus tương đối hiệu quả. Bên cạnh đó, hoạt chất crinamidin lại có tác dụng chống viêm khá tốt. Vì vậy, người bị ho, viêm phế quản có thể áp dụng cách hỗ trợ điều trị bệnh từ loại cây thảo dược phổ biến này.
Người bệnh có thể dùng lá trinh nữ hoàng cung khô cùng với ô phiến, tang bạch, cam thảo dây, đem đi sắc chung với 600ml nước sạch. Khi nước sôi và rút chỉ còn khoảng ⅓ thì tắt bếp, chia nước thành 3 lần uống sau mỗi bữa ăn.
- Hỗ trợ điều trị ung thư ở nữ giới
Nếu bạn chưa biết trinh nữ hoàng cung có tác dụng gì các nhà khoa học cho biết, đây là cây thuốc được dùng để hỗ trợ điều trị ung thư ở nữ giới đặc biệt hiệu quả hiện nay. Việc chứa các hoạt chất có tác dụng ức chế sự tăng trưởng của các tế bào ung thư, làm giảm khả năng sống sót của các virus và tác nhân gây bệnh là lý do đây là loại cây thuốc quý cần được nhân giống rộng rãi.
Cụ thể, với các căn bệnh ung thư vú, ung thư cổ tử cung, chị em chỉ cần sắc 20g lá với trinh nữ hoàng cung với 20g nga truật, 50g lá đu đủ và 10g xuyên điền thất. Cho các nguyên liệu trên vào nồi đun chung với khoảng 3 chén nước. Đến khi nước rút còn ⅓ thì dừng đun, chia thuốc thành các phần nhỏ uống trong ngày sau bữa ăn chính.
Trinh nữ hoàng cung là cây gì và tác dụng của nó đã được cung cấp rồi vậy thì cùng đến với cách dùng của cây trinh nữ hoàng cung nhé.
Cách dùng Trinh nữ hoàng cung
Giảm đau khớp, chữa chấn thương, tụ máu bầm:
- Hái lá tươi đem về rửa sạch, xào nóng, đắp vào khu vực cần điều trị.
- Củ (thân hành) trinh nữ hoàng cung, huyết giác, lá cối xay, dây đau xương mỗi loại 20g và quốc lão 6g. Sắc nước uống, mỗi ngày 1 thang.
- Lấy thân hành về đem nướng cho nóng. Giã dập ra và đắp ngay vào nơi bị sưng đau, có máu bầm. Thực hiện mỗi ngày 2–3 lần.
Chữa viêm loét dạ dày, u vú
- Hái 3 lá tươi đem về rửa sạch, cắt khúc ngắn. Cho vào nồi sắc với 2 chén nước đến khi cạn còn nửa chén. Chia thuốc làm 3 phần uống sau bữa ăn chính trong ngày.
- Dùng 200g lá khô sắc uống tương tự như khi dùng lá tươi.
Một liệu trình điều trị bệnh kéo dài 20–25 ngày. Sau đó nghỉ 10 ngày rồi tiếp tục uống liệu trình mới.
Xem Thêm : Viagra Là Thuốc Gì? Liệu Pháp Hữu Hiệu Cho 24h Yêu
Điều trị viêm phế quản, ho:
- Lá trinh nữ hoàng cung, tang bạch bì mỗi vị 20g, ô phiến 10g và cam thảo dây 6g. Đem sắc còn 200ml nước, chia làm 3 lần uống.
- Lá bồng bồng và lá táo chua mỗi loại 12g, lá trinh nữ hoàng cung 20g, hương tư tử 6g. Mỗi ngày sắc một thang chia làm 2–3 lần uống.
Trị viêm họng hạt:
- Kết hợp 1/3 lá Crinum latifolium L tươi và 3g rễ cây dằng xay. Đem rửa và ngâm qua nước muối pha sẵn cho sạch. Khi bị viêm họng hạt lấy nhai với vài hạt muối ăn, nuốt nước từ từ cho thấm vào cổ họng, bỏ bã.
U xơ tuyến tiền liệt, rối loạn tiểu tiện ở người cao tuổi:
- Sắc 20g lá uống làm 2–3 lần trong ngày.
- Lá trinh nữ hoàng cung 20g, xa tiền tử 12g, hương tư tử 6g. Sắc nước uống, mỗi ngày dùng 1 thang.
- Huyết giác và lá trinh nữ hoàng cung mỗi vị 20g, rễ ngưu tất nam 12g, ba kích (sao muối) 10g, hương tư tử 6g. Nấu nước đặc uống 2–3 lần trong ngày.
U xơ tử cung, rong kinh, chảy máu âm đạo, đau bụng dưới:
- Lấy 20g lá tươi sắc uống vài lần trong ngày cho hết.
- Lá trinh nữ hoàng cung, hạ thảo khô mỗi vị 20g, hương tư tử 6g, hoàng cầm 8g, rễ cỏ xước 12g. Đem sắc lấy nước đặc chia làm 3 phần đều nhau, uống hết trong ngày.
- Lá trinh nữ hoàng cung, lá sen, dừa dại, ngải cứu tươi mỗi vị 20g, ích mẫu 12g, hương tư tử 6g. Sắc uống tương tự như bài trên.
- Hương tử tư 6g, lá trắc bách 12g (sao đen), lá trinh nữ hoàng cung 20g. Đem thuốc sắc uống ngày 1 thang.
Trị mụn nhọt:
- Lấy một ít lá hoặc củ, giã nát rồi đắp vào khu vực bị mụn nhọt khi thuốc còn nóng.
- Trinh nữ hoàng cung và bèo cái mỗi loại 20g, cườm thảo đỏ 6g. Mỗi ngày sắc 1 thang, chia thuốc uống vào buổi sáng, trưa, tối.
- Lá trinh nữ hoàng cung 20g, cườm thảo đỏ 6g, kim ngân hoa 20g. Sắc thuốc chia làm 2–3 lần uống, mỗi ngày 1 thang.
Hỗ trợ điều trị ung thư vú, đại tràng, cổ tử cung:
- Lá trinh nữ hoàng cung và nga truật mỗi vị 20g, lá đu đủ (phơi khô) 50g, xuyên điền thất 10g. Cho thuốc vào siêu, thêm 3 chén nước sắc lấy 1 chén. Chia thuốc làm 3 phần uống sau các bữa ăn chính.
Bên cạnh một số cách làm nêu trên thì hiện nay người ta còn cho ra các loại viên uống chiết xuất từ cây Trinh nữ hoàng cung. Bạn có thể tham khảo nếu không có thời gian để thực hiện các cách thủ công.
Tham khảo video về tác dụng chữa bệnh của Trinh Nữ Hoàng Cung của kênh YouTube Sức Khỏe Tự Nhiên nhé.
Lưu ý khi sử dụng Trinh nữ hoàng cung
Cây trinh nữ hoàng cung là loại dược liệu rất quý hiếm với nhiều công dụng phòng ngừa và chữa bệnh hiệu quả, đặc biệt là với các bệnh u xơ tử cung, u xơ tuyến tiền liệt… Tuy nhiên đây là một cây thuốc nên không thể dụng bừa bãi hoặc lạm dụng liên tục. Khi sử dụng cần lưu ý một số vấn đề quan trọng sau đây:
- Khi đang sử dụng cần kiêng ăn rau muống, bởi các chất có trong rau muống có thể làm giảm tác dụng của loại dược liệu này.
- Không tự ý sử dụng để chữa bệnh mà cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
- Không tùy tiện thay đổi liều lượng các bài thuốc trong suốt quá trình điều trị để tránh làm biến đổi dược tính, ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị.
- Tránh nhầm lẫn cây trinh nữ hoàng cung với một số loại cây khác như hoa lan huệ, cây náng trắng sẽ ảnh hưởng xấu đến hiệu quả điều trị, thậm chí gây tác dụng phụ không mong muốn.
- Không nên sử dụng thảo dược này với trẻ nhỏ dưới 6 tuổi, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, những người bị suy thận, suy gan.
- Không sử dụng song song với các loại thuốc Tây để tránh tương tác thuốc gây tác dụng phụ nguy hiểm. Quá trình sử dụng thuốc phải tuân thủ chặt chẽ chỉ dẫn của bác sĩ.
Tác dụng phụ của Trinh nữ hoàng cung
Mặc dù có rất nhiều công dụng trong điều trị các bệnh và bảo vệ sức khỏe. Tuy nhiên, dược liệu này không thể sử dụng bừa bãi. Các chuyên gia khuyến cáo, người dân khi tìm kiếm và sử dụng loại cây này phải thật cẩn thận, đảm bảo chính xác để không gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm.
Bởi cây thuốc này có hình thái khá giống với một số loại cây khác trong tự nhiên, do đó rất dễ nhầm lẫn.
Nếu sử dụng nhầm với loại cây khác thì khi sử dụng có thể gặp phải những tác dụng phụ như: Ngộ độc, đầy bụng, khó tiêu, ảnh hưởng xấu đến chức năng gan, thận.
Uống Trinh nữ hoàng cung kiêng ăn gì?
- Rau muống, đậu xanh:Trong quá trình sử dụng trinh nữ, để tránh gặp tình trạng đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy,… người bệnh không nên ăn đậu xanh hay rau muống.
- Đường: Đường là một trong những tác nhân gây tăng mức độ insulin trong máu, giảm nồng độ hoocmon liên kết với estrogen. Từ đó sẽ hình thành nhiều khối u xơ hơn. Ngoài ra, người sử dụng nhiều đường còn tăng nguy cơ lão hóa sớm, giảm chức năng hệ miễn dịch. Nên trong quá trình sử dụng trinh nữ hoàng cung điều trị bệnh thì người bệnh cần nên hạn chế sử dụng đường.
- Sữa: Sữa và các chế phẩm từ sữa có khả năng làm tăng nồng độ prostaglandin và estrogen. Đây là tác nhân chính gây co thắt và đau đớn cho người bệnh có khối u.
- Thịt và các loại gia cầm: Các loại kháng sinh sử dụng trong chăn nuôi là điều không thể tránh khỏi. Những chất này có khả năng sản sinh ra estrogen dư thừa. Bởi vậy, bác sĩ khuyến cáo người bệnh không nên ăn quá thịt và các loại thịt gia cầm.
Đang có kinh uống Trinh nữ hoàng cung được không?
Hiện nay chưa có thông tin chính xác về việc đang có kinh thì có nên uống Trinh nữ hoàng cung không. Tuy nhiên bạn cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng để tránh gây ra hậu quả không mong muốn.
Phụ nữ mang thai có dùng được Trinh nữ hoàng cung không?
Trinh nữ hoàng cung là một vị thuốc nam được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền và y học hiện đại làm thuốc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị u xơ tử cung, u nang buồng trứng.
Tuy nhiên trong quá trình mang thai, để thai nhi phát triển bình thường chị em phụ nữ không nên dùng bất cứ một loại thuốc nào nếu không thật sự cần thiết (kể cả các loại cây thuốc, vị thuốc nam có nguồn gốc từ tự nhiên).
Trinh nữ hoàng cung là một dược liệu được nghiên cứu và thử nghiệm rất kỹ trên cơ thể người bệnh xong chưa có một nghiên cứu kỹ lưỡng nào đối với trường hợp phụ nữ mang thai, do vậy không nên sử dụng.
Xem thêm:
Trinh nữ hoàng cung có tác dụng gì đã được Trường Trung Cấp Nghề GTVT Hải Phòng cập nhật trong nội dung trên. Hy vọng qua bài viết bạn sẽ biết được toàn bộ những thông tin cần thiết về loại cây quý này. Đừng quên trở lại Trường Trung Cấp Nghề GTVT Hải Phòng để cập nhật thêm nhiều thông tin về chăm sóc sức khỏe nhé.
Trang chủ: Truonggtvthp.edu.vn
Chuyên mục: Là Gì