Nợ xấu là một thuật ngữ phổ biến trong ngành ngân hàng và hiện nay nợ xấu cũng đang trở thành một vấn đề nóng đối với nền kinh tế nước ta. Vậy nợ xấu là gì? Nợ xấu gồm những loại nào? Khi rơi vào tình trạng nợ xấu thì người đi vay sẽ phải chịu những hậu quả gì? Tất cả đều sẽ được lý giải trong bài viết dưới đây của Trường Trung Cấp Nghề GTVT Hải Phòng.
Nợ xấu là gì?
Nợ xấu hay còn được gọi là nợ khó đòi, nợ quá hạn. Đây là thuật ngữ trong ngành ngân hàng dùng để chỉ các khoản nợ mà người vay không thể trả nợ theo đúng thời hạn thanh toán (tối đa là 90 ngày) được đề ra trong bản cam kết hợp đồng tín dụng cho vay giữa người đó với ngân hàng.
Bạn Đang Xem: Nợ Xấu Là Gì? Hướng Dẫn Cách Kiểm Tra Nợ Xấu Trên CIC
Advertisement
Một số khái niệm liên quan đến nợ xấu
Nợ xấu cá nhân là gì?
Nợ xấu cá nhân còn được hiểu một cách đơn giản là khoản nợ khó đòi, là khoản nợ mà người đi vay không thể trả nợ khi đến hạn phải thanh toán như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng trước đó.
Advertisement
Phân loại nợ xấu trên hệ thống CIC
CIC là viết tắt của Credit Information Center hay còn gọi là Trung tâm Thông Tin Tín Dụng. CIC là tổ chức của Ngân hàng nhà nước Việt Nam có chức năng thu nhận, lưu trữ, phân tích, xử lý, dự báo thông tin tín dụng của các cá nhân, tổ chức nhằm phục vụ cho hoạt động của ngân hàng, tổ chức tín dụng.
Theo quy định của hệ thống CIC đã phân chia người vay nợ thành 5 nhóm cụ thể như sau:
Advertisement
- Nhóm 1: Dư nợ đủ tiêu chuẩn (là các khoản nợ có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn. Nhưng nếu quá hạn từ 1 đến dưới 10 ngày, vẫn nằm trong nhóm đủ tiêu chuẩn nhưng sẽ bị phạt lãi quá hạn 150%)
- Nhóm 2: Dư nợ cần chú ý (là các khoản nợ quá hạn từ 10 đến dưới 90 ngày)
- Nhóm 3: Dư nợ dưới tiêu chuẩn (là các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày)
- Nhóm 4: Dư nợ có nghi ngờ (là các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày)
- Nhóm 5: Dư nợ có khả năng mất vốn (là các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày)
Những lý do làm phát sinh nợ xấu
Trong quá trình vay nợ, việc phát sinh nợ xấu có rất nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên cho dù xuất phát từ bất kỳ lý do gì thì việc có nợ xấu sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của người đi vay trong những khoản vay sau này. Sau đây là một số lý do làm phát sinh nợ xấu được CIC tổng hợp được:
- Mua hàng trả góp nhưng thanh toán trễ hạn, không đúng với thời hạn cam kết trong bản hợp đồng trả góp.
- Cố tình không thanh toán tiền nợ, làm cho khoản nợ bị chuyển thành nợ xấu quá thời hạn.
- Thanh toán trễ thời hạn liên tục.
- Không thanh toán, khiến cho tài sản thế chấp bị gán nợ.
- Bị kiện ra tòa do cá nhân đó có khoản nợ phát sinh với doanh nghiệp hoặc cá nhân khác.
- Quên hoặc không chấp nhận đóng các khoản phí phạt (do quá hạn thanh toán), làm cho khoản phí phạt này chuyển thành khoản nợ quá hạn.
Nợ xấu cá nhân khi nào được xóa?
Chắc hẳn rất nhiều người đi vay khi tìm hiểu nợ xấu là gì sẽ tò mò về việc nợ xấu cá nhân sẽ được xóa khi nào. Sẽ có 2 trường hợp:
- Đối với các khoản vay dưới 10 triệu: Căn cứ vào khoản 1 Điều 11 Thông tư số 03/2013/TT-NHNN, Ngân hàng Nhà nước sẽ ngừng cung cấp lịch sử tín dụng các khoản vay quá hạn dưới 10 triệu đồng đã tất toán.
- Đối với các khoản vay trên 10 triệu: Tất cả thông tin về lịch sử tín dụng sẽ được cập nhật định kỳ hàng tháng. Sau 12 tháng kể từ ngày trả hết nợ xấu lịch sử tín dụng của người đi vay sẽ đủ điều kiện đáp ứng tiêu chí cho vay của ngân hàng.
Những tác hại khi vào danh sách nợ xấu
Chắc hẳn có rất nhiều người dù đã biết rõ nợ xấu là gì nhưng vẫn để mình rơi vào danh sách nợ xấu một cách vô tình hoặc cố ý. Tuy nhiên để có một bài bài học cho những người đi vay sau này, Trường Trung Cấp Nghề GTVT Hải Phòng sẽ nêu ra những tác hại của việc lọt vào danh sách nợ xấu mà bạn nên biết.
Trường hợp đầu tiên, nếu rơi vào nhóm 1 và nhóm 2 thì khi có nhu cầu đăng ký vay tại các tổ chức tín dụng hay ngân hàng, người đi vay cần phải:
- Thanh toán hết các khoản nợ trước đó.
- Chứng minh với ngân hàng, tổ chức tín dụng mình không thường xuyên bị xếp vào nhóm nợ xấu.
- Chứng minh khả năng tài chính, thu nhập ổn định, có khả năng để chi trả khoản nợ.
- Có người bảo lãnh cho vay và người bảo lãnh phải đáp ứng được đủ các điều kiện do ngân hàng, tổ chức tín dụng yêu cầu.
- Có tài sản đảm bảo giá trị khi vay.
Còn trong trường hợp đối với những khách hàng nằm trong các nhóm 3, 4, 5 sẽ rất khó để tiếp tục vay vốn tại các ngân hàng hay công ty tín dụng.
Bởi lẽ tất cả các thông tin về người vay nợ xấu bao gồm các khoản vay trong quá khứ, khoản vay nợ hiện tại, thời gian nợ quá hạn, họ tên người đi vay, nơi vay vốn sẽ được lưu lại trên CIC trong thời hạn 3 – 5 năm sau khi người vay đã thanh toán đủ cả lãi lẫn gốc.
Trên đây là những hậu quả của việc rơi vào danh sách nợ xấu, hy vọng những người đi vay hãy cố gắng để không rơi vào những nhóm trên để không đánh mất quyền lợi của bản thân khi đi vay ở ngân hàng hoặc ở công ty tín dụng.
Nợ xấu là gì ở ngân hàng?
Sau khi đã hiểu rõ về khái niệm nợ xấu là gì thì chắc hẳn nhiều người sẽ không khỏi tò mò nợ xấu là gì ở ngân hàng? Hãy cùng nhau tìm hiểu câu trả lời nhé.
Nợ xấu ngân hàng chính là những khoản nợ được phân loại từ nhóm 3 (dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nghi ngờ) và nhóm 5 (khả năng mất vốn cao) theo sự phân loại của hệ thống CIC.
Cách xác định nợ xấu
Theo quy định tại Điều 10 Thông tư 02/2013/TT-NHNN, sửa đổi bởi Điều 1 Thông tư 09/2014/TT-NHNN, các tổ chức tín dụng thực hiện phân loại nợ theo 5 nhóm như trên đã nói.
Xem Thêm : Khám Phá Ngay Fax Là Gì? Áp Dụng 3 Cách Gửi Fax Phổ Biến
Theo quan điểm của phía ngân hàng thì nợ xấu là những khoản nợ quá hạn phải trả lãi và gốc lớn hơn 90 ngày, đồng thời quy định các ngân hàng thương mại căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng để hạch toán các khoản vay vào các nhóm thích hợp.
Quy định pháp luật về xử lý nợ xấu
Nợ xấu đang là một vấn đề nóng không chỉ đối với ngân hàng mà còn là đối với cả nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Đến nay pháp luật cũng có một số quy định về vấn đề xử lý nợ xấu mà bạn cũng nên biết.
Có thể phân chia thành 4 nhóm giải pháp xử lý nợ xấu gồm trì hoãn nợ, giảm trừ nợ, bù trừ nợ và thu hồi nợ như sau:
- Trì hoãn nợ: Đây là nhóm giải pháp xử lý nợ tạm thời, thông qua việc đảo nợ, giãn nợ, hoãn nợ, gom nợ, nhốt nợ, cô lập nợ, chế biến nợ, dừng thu nợ, bao vây nợ, phong tỏa nợ, đóng băng nợ.
- Giảm trừ nợ: Đây cũng là nhóm giải pháp hạch toán loại trừ một phần hay toàn bộ khoản nợ khỏi sổ sách kế toán, thông qua việc giảm nợ, bốt nợ, miễn nợ, xóa nợ.
- Bù trừ nợ: Đây là nhóm giải pháp bù trừ nghĩa vụ trả nợ giữa các bên với nhau, trong đó có việc thông qua việc đối trừ, khấu trừ, cấn trừ nợ.
- Thu hồi nợ: Đây là nhóm giải pháp thu hồi số tiền đã cho vay, gồm thu tiền trả nợ của người vay hoặc thu tiền trả nợ từ người khác; thu hồi nợ từ việc bán hẳn nợ; thu hồi nợ từ tiền khai thác, sử dụng, cho thuê và phát mại tài sản bảo đảm; thu hồi nợ thông qua việc thanh lý tài sản khi giải thể, phá sản doanh nghiệp.
Để thực hiện được 4 nhóm giải pháp xử lý nợ xấu nói trên, phải thực hiện ít nhất 8 nhóm hành động xử lý nợ xấu như sau:
- Xác minh thông tin tài sản.
- Thu giữ tài sản bảo đảm.
- Phong tỏa tài khoản.
- Khai thác, sử dụng tài sản.
- Phát mại tài sản bảo đảm.
- Bán nợ.
- Khởi kiện ra Tòa án.
- Tố cáo vi phạm.
Nợ xấu là gì ở doanh nghiệp?
Vậy nợ xấu là gì ở doanh nghiệp? Liệu bạn đã biết chưa?
Nợ xấu doanh nghiệp còn được hiểu một các đơn giản thì đây là một khoản thua lỗ về tài chính mà công ty đang phải chịu khi tới thời hạn của hợp đồng kinh tế mà công ty chưa được thu tiền về.
Bán nợ xấu là gì?
Một khái niệm liên quan đến nợ xấu mà nhiều người còn chưa hiểu rõ đó là bán nợ xấu. Vậy bán nợ xấu là gì?
Khi vay vốn tại các tổ chức tài chính, nếu không trả nợ đúng kỳ hạn thì người đi vay sẽ bị liệt vào danh sách nợ xấu và thậm chí sẽ bị công ty tài chính bán khoản nợ xấu đó cho các tổ chức, cá nhân thu mua nợ xấu. Đây chính là khái niệm cơ bản nhất về hoạt động mua bán nợ xấu.
Nợ xấu CIC là gì?
Nợ xấu là gì? Nợ xấu ngân hàng là gì? Tất cả đã được lý giải ở trên, nhưng khái niệm nợ xấu CIC là gì thì chắc nhiều người vẫn còn nhiều thắc mắc.
Nợ xấu CIC là khoản nợ khó đòi được các ngân hàng, công ty tài chính báo cáo lên CIC khi mà người đi vay không trả nợ đúng hạn như đã cam kết. Một khi đã bị ghi tên vào danh sách nợ xấu trên CIC thì bạn sẽ gặp khó khăn trong những khoản vay sau này.
Nợ xấu gộp là gì?
Một thuật ngữ bạn cũng nên biết khi tìm hiểu nợ xấu là gì chính là nợ xấu gộp. Vậy nợ xấu gộp là gì?
Đây là một thuật ngữ trong ngành ngân hàng, nợ xấu gộp bao gồm nợ xấu nội bảng, nợ xấu bán cho Công ty Mua bán nợ VAMC và nợ xấu tiềm ẩn khác cũng như nợ đã thực hiện các biện pháp phân loại nợ.
Thu hồi nợ xấu là gì?
Một thuật ngữ khác cũng rất phổ biến mà chắc hẳn ai cũng từng nghe qua đó là thu hồi nợ xấu. Sau đây là khái niệm về thu hồi nợ xấu.
Thu hồi nợ xấu hay còn được hiểu đơn giản là đòi nợ, là yêu cầu khách nợ thanh toán khoản nợ bằng tiền mặt hay tài sản cho chủ nợ theo thỏa thuận hai bên, hợp đồng đã được ký kết hoặc quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Bên cạnh đó cũng có một số khái niệm khác cho rằng thu hồi nợ xấu là khoản thanh toán nhận được cho một khoản nợ đã được xóa và được coi là không thể thu được.
Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu là gì?
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới nợ xấu, có thể kể đến như:
- Xuất phát từ phía người vay vốn, từ phía ngân hàng, hoặc thậm chí từ những bất ổn của nền kinh tế, yếu tố khách quan, thiên tai dịch bệnh.
- Trong trường hợp không có yếu tố tác động nào nhưng chỉ cần nguyên nhân khách quan như thiên tai cũng có thể tạo ra nợ xấu, dao động quanh mức 1% tổng dư nợ.
- Về phía khách hàng, nguyên nhân dẫn tới nợ xấu do khách hàng có tình hình tài chính không tốt, năng lực chủ yếu dựa vào vốn vay ngân hàng, quản trị doanh nghiệp yếu, không thích ứng được với môi trường kinh tế thay đổi.
- Về phía ngân hàng, nợ xấu do chất lượng thẩm định không tốt, rủi ro đạo đức của các cán bộ. Hiện tại, đã có nhiều cán bộ ngân hàng phải trả giá cho vấn đề này.
Nợ xấu bao lâu thì xóa?
Xem Thêm : Trà Xanh Là Gì? Trà Xanh Khác Gì So Với Tuesday, Em Gái Mưa?
Đối với trường hợp nợ xấu của ngân hàng nhưng các khoản vay dưới 10 triệu đồng thì sẽ không bị lưu trữ lịch sử nợ xấu. Tuy nhiên, nếu các khoản vay trên 10 triệu đồng trở lên thì sẽ bị lưu trữ lịch sử nợ xấu trên hệ thống CIC trong thời gian 5 năm.
Cách kiểm tra nợ xấu trên CIC
Để kiểm tra nợ xấu trên CIC việc bạn cần làm là truy cập vào website hoặc ứng dụng trên điện thoại của CIC. Dưới đây Trường Trung Cấp Nghề GTVT Hải Phòng sẽ hướng dẫn bạn cách kiểm tra nợ xấu.
Tra cứu nợ trên hệ thống website CIC
Bước 1: Truy cập vào website www.cic.gov.vn. Sau đó, chọn mục Đăng nhập nằm ở phía trên bên phải màn hình rồi tiến hành đăng nhập với tên và mật khẩu của mình. Sau khi nhập xong, nhấn Đăng nhập.
Trong trường hợp bạn chưa có tài khoản trên CIC, hãy nhấn vào Đăng ký và làm theo hướng dẫn để mở tài khoản nhé. Sau khi đăng ký tài khoản, bạn phải đợi CIC kiểm tra và phê duyệt, rồi mới có thể thực hiện việc tra cứu.
Bước 2: Sau khi đăng nhập vào tài khoản cá nhân của bạn, hãy chọn mục Khai thác báo cáo và làm theo hướng dẫn để tra cứu được khoản nợ xấu (nếu có) của bạn.
Tra cứu nợ qua ứng dụng CIC trên điện thoại
Ngoài việc tra cứu trực tiếp trên website, bạn cũng có thể tra cứu nợ qua ứng dụng CIC một cách nhanh chóng và dễ dàng chỉ qua vài cái click điện thoại.
Dưới đây là cách tra cứu nợ trên ứng dụng CIC bạn có thể làm theo.
Sau khi tải app CIC về điện thoại bạn hãy thực hiện các bước sau:
Bước 1: Bạn cần Đăng nhập tài khoản của mình trên hệ thống CIC thông qua Số điện thoại và Mật khẩu. Nếu trong trường hợp chưa có tài khoản thì hãy nhấp vào nút Đăng ký và thực hiện theo yêu cầu của hệ thống và bạn cần chờ CIC tiến hành kiểm tra và phê duyệt, sau đó mới có thể đăng nhập và thực hiện việc tra cứu.
Bước 2: Vào mục Khai thác báo cáo. Tại đây bạn có thể xem các báo cáo tín dụng thể nhân đã mua. Khi bấm vào xem một báo cáo bất kỳ, bạn sẽ thấy xếp hạng tín dụng bản thân cùng các thông tin khác liên quan đến khoản nợ. hơn nữa khi nhấn vào Khai thác BC rồi làm theo hướng dẫn khai thác báo cáo mới.
Cách phòng tránh nợ xấu
Nợ xấu thật sự ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của không chỉ cá nhân mỗi người mà còn đối với cả một doanh nghiệp. Vì vậy sau đây là một số lời khuyên để giúp bạn phòng tránh nợ xấu:
- Trước khi quyết định vay vốn, người vay nên tự đánh giá lại năng lực trả nợ của bản thân ở mức độ nào, đồng thời lên kế hoạch cụ thể cho lộ trình thanh toán tiền vay để tránh gặp phải những biến cố bất ngờ có thể xảy ra.
- Sử dụng tiền vốn vay được một cách hợp lý để giúp cho việc thanh toán nợ được nhanh chóng.
- Có ý thức về thời gian phải thanh toán nợ, trả nợ đúng hạn theo quy định
- Trong trường hợp bất khả kháng vì một lý do nào đó mà không thể trả nợ cho ngân hàng theo đúng cam kết thì hãy sớm liên hệ ngay với nhân viên ngân hàng để trao đổi và tìm ra phương án trả nợ tối ưu nhất.
Xem thêm:
Trên đây là những chia sẻ của Trường Trung Cấp Nghề GTVT Hải Phòng để trả lời câu hỏi về nợ xấu là gì. Nếu thấy hay thì đừng quên Like và Share để Trường Trung Cấp Nghề GTVT Hải Phòng có động lực mang đến thêm nhiều kiến thức thú vị hơn nữa nhé.
Trang chủ: Truonggtvthp.edu.vn
Chuyên mục: Là Gì