Chắc hẳn, bạn sẽ không quá ngạc nhiên khi thấy lá trầu không xuất hiện trong những đám hội cưới hỏi đúng không? Nhiều người vẫn hay cho rằng lá trầu không như là một phong tục tập quán của Việt Nam nhưng chưa biết đến những công dụng vô cùng đặc biệt của nó. Vậy thì còn chần chừ gì nữa, theo dõi bài viết của Trường Trung Cấp Nghề GTVT Hải Phòng ngay để xem lá trầu không có tác dụng gì nhé.
Bạn Đang Xem: Lá Trầu Không Có Tác Dụng Gì? Là Phụ Nữ Không Nên Bỏ Qua
Advertisement
Tìm hiểu lá Trầu Không trong Y học
Từ xưa ông bà ta đã có câu “Miếng trầu là đầu câu chuyện”. Quả thật như vậy, miếng trầu têm không biết tự bao giờ xuất hiện trong đời sống thường ngày của người xưa như một lẽ hiển nhiên. Từ dân nghèo vùng quê xa, đến vua quan quý tộc. Từ một ngày bình thường lặng lẽ, đến những đám hội tươi vui, không đâu mà không có miếng trầu quả cau xuất hiện.
Nhưng ngoài ý nghĩa trong đời sống, phải chăng ông bà ta đã sử dụng lá Trầu không như một phương thức chữa bệnh giúp tăng cường sức khỏe và điều trị một số bệnh lý khác. Vậy trầu không là gì? Lá trầu không có tác dụng gì?
Advertisement
Trầu không, hay Trầu, Trầu cay có tên khoa học Piper betle L, thuộc họ Hồ tiêu (Piperaceae). Đây là một dây leo bám. Cành hình trụ, nhẵn, có khía dọc, bén rễ ở các mấu. Lá mọc so le, hình tim tròn, gốc đôi khi hơi lệch, đầu nhọn, hai mặt nhẵn. Mặt trên của lá màu sẫm bóng, gân nổi rõ ở mặt dưới, cuống lá có bẹ kéo dài.
Cây trầu không ưa ẩm và ánh sáng nên phát triển mạnh vào mùa mưa ẩm khoảng từ tháng 5 đến tháng 8. Lá trầu không thường được thu hoạch để ăn trầu, làm thuốc hoặc để cúng gia tiên trong các ngày lễ mùng một, ngày rằm,… hoặc các sự kiện quan trọng như cưới hỏi.
Advertisement
Theo y học cổ truyền, lá trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, có tác dụng trừ phong, tiêu viêm, sát trùng, kháng khuẩn.
Trong 100g lá trầu không chứa tới 2,4% tinh dầu. Các thành phần chính của tinh dầu trầu không thuộc nhiều nhóm hóa học khác nhau như: Eugenol, chavicol, chavibetol, Estragol… có hoạt tính kháng sinh mạnh, ức chế nhiều chủng vi khuẩn như: Tụ cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, trực khuẩn Coli, trực khuẩn lỵ,… và có tác dụng kháng nấm mạnh đối với nhiều chủng loại nấm.
Ở nước ta, cây trầu không được trồng ở nhiều nơi để hái lá ăn trầu. Nó cũng xuất hiện phổ biến ở nhiều nước khác trong châu Á, vùng nhiệt đới như Malaysia, Indonesia, Phillipin.
Khi dùng làm thuốc, mọi người cùng dùng lá như khi ăn trầu, dùng tươi, có khi còn dùng rễ.
Nhai hoặc ăn lá Trầu Không có tác dụng gì?
Một số tác dụng khi nhai hoặc ăn lá Trầu Không đó là:
- Trầu không có tác dụng chữa hôi miệng
Lá trầu không rất giàu các chất chống oxy hóa và diệt khuẩn, điển hình là các hợp chất phenol có khả năng trị hôi miệng, hơi thở có mùi hiệu quả.
Hãy lấy vài lá trầu không để nhai hàng ngày sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn gây mùi và cân bằng nồng độ trong khoang miệng, từ đó chữa hôi miệng tốt hơn.
- Trầu không trị đau họng, viêm họng
Hoạt chất polyphenol trong lá trầu không có tác dụng chống viêm vô cùng hiệu quả. Do đó lá trầu thường được sử dụng trong các bài thuốc dân gian nhằm chữa trị đau họng, viêm họng ở người lớn và trẻ nhỏ.
Hãy lấy một nắm lá trầu không, sau đó đem giã nát cùng với 1 thìa cà phê mật ong. Đem hỗn hợp này ngậm trong cổ họng khoảng 10-15 phút mỗi lần bị đau để giảm đi tình trạng đau họng, viêm họng do vi khuẩn.
- Trầu không hỗ trợ điều trị táo bón
Các hoạt chất chống oxy hóa cao của lá trầu không sẽ giúp loại bỏ các vi khuẩn và gốc tự do trong dạ dày gây ra tình trạng táo bón ở người. Hãy lấy một nắm lá trầu không đem đun cùng với nước sôi, sau đó lấy nước đó để uống mỗi khi khát hàng ngày, tình trạng táo bón sẽ thuyên giảm và chóng hồi phục.
- Trầu không giúp giảm thiểu đầy bụng, khó tiêu
Bằng cách nhai nát lá trầu không hoặc uống nước ép từ lá trầu, tình trạng đầy bụng, khó tiêu sẽ được thuyên giảm do trong lá trầu không chứa đến 1,8% tinh dầu (cá biệt lên đến 2,4%) và có đặc tính nóng ấm. Các nhà khoa học đã xác định được các hoạt chất Phenol trong tinh dầu lá này là Betel-phenol và Chavicol
Tác dụng của lá Trầu Không với bệnh phụ khoa
Nước lá Trầu Không có tác dụng gì cho vùng kín
Xem Thêm : Tuổi Dậu Hợp Màu Gì? Màu Sắc Hợp Phong Thủy Cho Tuổi Dậu
Trầu không là cây thuốc quen thuộc trong Đông y. Lá trầu không có tính ấm, mùi thơm hắc, vị cay nồng, thường được dùng để sát khuẩn, sát trùng và kháng viêm.
Trong khi đó, theo Tây Y, trầu không có tính dược học cao, chứa nhiều chất xơ, protein, nhiều loại vitamin và khoáng chất (vitamin A, vitamin B1, vitamin B2, canxi, sắt, iốt, phốt pho, kali…). Đặc biệt, tinh dầu chiết xuất từ lá trầu không chứa đến 50 hợp chất khác nhau, trong đó chủ yếu là eugenol, caryophyllene, terpinolene, terpinene, cadinene và 3-carene.
Các thành phần trên giúp lá trầu không phát huy khả năng trong việc ức chế hoạt động của nhiều chủng vi khuẩn và nấm gây hại, hỗ trợ điều trị viêm âm đạo hiệu quả. Không những thế, loại lá này còn trị ngứa, khử mùi hôi và làm khô thoáng vùng kín, rất thích hợp dùng để vệ sinh và ngăn ngừa các tình trạng viêm nhiễm.
Xông lá Trầu Không vùng kín có tác dụng gì
Lá trầu không là loại lá được biết đến với tác dụng kháng khuẩn rất hiệu quả, đặc biệt hữu hiệu để vệ sinh vùng kín giúp sạch sẽ, điều trị sưng, viêm nhiễm. Xông hơi vùng kín bằng lá trầu không là phương pháp đơn giản với nguyên liệu rất dễ tìm nhưng lại vô cùng hiệu quả
Cách xông hơi vùng kín sau sinh bằng lá trầu không:
- Cần chuẩn bị: Lá trầu không, muối trắng
- Cách làm: Đun nước trắng với lá, để lửa liu riu đun, sau khi sôi cho thêm muối trắng vào và tắt bếp, đổ nồi nước lá trầu không ra chậu. Sử dụng hơi nước còn nóng của nước trầu không để xông hơi vùng kín. Tuy nhiên, cần kiểm tra mức độ nóng của nước trước khi xông để tránh gây bỏng rát. Trước khi xông cần vệ sinh nhẹ nhàng vùng kín với nước ấm sạch. Sau khi nước xông đã nguội, có thể lấy nước đó để lau rửa vùng kín nhẹ nhàng, sau đó lau khô lại bằng khăn bông sạch.
Lá Trầu Không có tác dụng gì với sản phụ
Sau khi sinh, tử cung sẽ đẩy sản dịch ra ngoài cơ thể, vì vậy âm đạo và tử cung rất dễ bị tổn thương do vi khuẩn sinh trưởng phát triển, từ đó dễ gây ngứa ngáy, viêm nhiễm. Nếu không kịp thời điều trị, vi khuẩn có thể xâm nhập sâu vào trong âm đạo gây viêm nhiễm nặng hơn cho buồng trứng và tử cung.
Xông hơi bằng thảo dược tự nhiên sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn, làm sạch âm đạo để hạn chế ngứa ngáy, viêm nhiễm, đồng thời khử mùi hôi, nhanh chóng se khít lại âm đạo sau sinh.
Lá Trầu Không có tác dụng gì với da mặt
Lá trầu không từ trước đến nay bạn chỉ nghe dùng để cho các bà ăn trầu. Tuy nhiên thực tế nó còn có rất nhiều công dụng trong chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp, làm đẹp da cho chị em phụ nữ.
Công dụng tuyệt vời đầu tiên của lá trầu không là làm mặt nạ trị nám. Đầu tiên, bạn rửa sạch lá trầu không rồi ngâm trong nước muối loãng. Sau đó vớt ra để ráo nước. Cho nắm lá trầu không vào nồi nước luộc rồi tiếp tục vớt lá trầu không đã chín vào máy xay nhuyễn cùng một chút nước luộc.
Bỏ lá trầu không đã xay vào nồi nước, sau đó đun cho đến khi được hỗn hợp keo. Cho hỗn hợp vào hũ kín rồi bảo quản trong tủ lạnh.
Cách sử dụng: Mỗi lần cần dùng bạn hãy lấy ra một thìa rồi thoa đều lên vùng da bị nám, tàn nhang. Dùng liên tục trong vòng 10 ngày, mỗi ngày một lần rồi sau đó giãn ra với tần suất 1 – 2 lần/ tuần.
Lá trầu không có tác dụng kháng khuẩn và sát trùng cao. Vì vậy nếu sử dụng lá trầu không đúng cách sẽ giúp các bạn tạm biệt những đốm mụn đáng ghét, lấy lại làn da láng mịn.
Đầu tiên bạn hãy rửa sạch lá trầu bằng nước rồi để để ráo. Cho lá trầu tươi vào máy xay thêm vài hạt muối rồi xay nhuyễn với một chút nước sạch, sau đó cho vào rây lọc lấy nước lá trầu rồi dùng nước trầu để rửa mặt.
Cách sử dụng: Dùng nước trầu này sử dụng mỗi tuần từ 1- 2 lần. Sau một thời gian ngắn bạn sẽ thấy tác dụng rõ rệt so với lúc trước.
Bởi trầu không có chứa nhiều nước, muối khoáng, protein, chất xơ, carbohydrate cùng nhiều loại khoáng chất khác như kẽm, canxi nên có tác dụng đẩy lùi melanin trị nám và tàn nhang hiệu quả.
Cách làm cũng khá đơn giản. Bạn hãy rửa sạch lá trầu không, có thể ngâm sơ qua nước muối để làm sạch, sau đó cho nắm lá trầu không vào nồi sạch. Đổ nước lã vào ngập hơn mặt lá từ 1 – 1,5 đốt ngón tay rồi cho lên bếp đun sôi khoảng 30 phút.
Vớt lá trầu không cho vào máy xay sinh tố. Cho thêm một chút nước luộc lá vào cùng để xay thật nhuyễn. Bỏ lá trầu không đã được xay nhuyễn vào nồi nước lá trầu, tiếp tục đun nhỏ lửa cho đến khi lá trầu được cô đặc như keo.Cuối cùng, bạn hãy bỏ keo này vào một hũ sạch để trong tủ lạnh, đậy kín. Mỗi lần dùng, lấy muỗng múc ra một ít.
Cách sử dụng: Mặt rửa sạch rồi lấy trầu không đã được cô thành keo bôi lên mặt như làm mặt nạ khoảng 15-30 phút. Sau đó rửa sạch lại bằng nước. Làm liên tục mỗi ngày một lần trong 10 ngày liên tiếp. Sau đó mỗi tuần làm một lần (đối với những vết nám nhẹ, còn những vết đậm thì có thể sử dụng thời gian lâu hơn). Cứ thế, sau hai tháng bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Ngâm chân bằng nước lá Trầu Không có tác dụng gì
Theo y học cổ truyền, lá trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, có tác dụng trừ phong, tiêu viêm, sát trùng, kháng khuẩn. Ngâm chân bằng lá trầu không giúp chữa trị chứng bệnh hôi chân, đổ mồ hôi chân nhiều do căng thẳng, sát trùng vết thương do bị bỏng, tai nạn dễ bị nhiễm khuẩn, giải trừ mệt mỏi, tăng lưu thông khí huyết, tuần hoàn, chữa trị viêm da cơ địa, cải thiện giấc ngủ ngon và sâu hơn, thư giãn các dây thần kinh.
Để thực hiện ngâm chân bằng lá trầu không các bạn thực hiện theo các bước sau đây:
- Rửa sạch khoảng 5 lá trầu không to bản, vò nát đun cùng nước sôi khoảng 10 phút.
- Rửa sạch chân, đợi nước nguội đến nhiệt độ 45 độ C
- Có thể cho thêm một thìa cà phê muối nhỏ( trừ trường hợp vết thương hở).
- Ngâm chân bằng lá trầu không trong khoảng 15 phút liên tục, thời gian tiến hành nên là buổi tối trước khi đi ngủ.
- Sau khi ngâm chân lau khô chân bằng vải mềm, sạch
Lưu ý khi ngâm chân bằng lá trầu không:
- Nên chọn nơi kín gió để tiến hành ngâm chân bằng lá trầu không
- Ngâm chân trong 15 phút, không nên ngâm quá lâu
- Nên ngâm chân nơi yên tĩnh hoặc nghe nhạc nhẹ nhàng
- Sau khi ngâm chân bằng lá trầu không nên đi ngủ sớm
Tinh dầu lá Trầu Không có tác dụng gì
Tinh dầu Trầu Không có tác dụng sát khuẩn rất tốt, làm sạch da, diệt nấm đặc biệt là các vùng da kín, vùng da dễ bị tổn thương do nấm. tổn thương đến khớp.
Xem Thêm : MCK Là Ai ? Fan Tiếc Thay Cho Cuộc Tình Ngọt Lịm Với Tlinh
Có hoạt tính kháng sinh mạnh, ức chế nhiều chủng vi khuẩn như: Tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, trực khuẩn coli, trực khuẩn lị, phẩy khuẩn tả…và có tác dụng kháng nấm mạnh đối với nhiều chủng loại nấm. Cụ thể là:
- Ngăn ngừa sâu răng, chứng hôi miệng: Khi bị đau răng, sưng nướu hãy nhỏ vài giọt tinh dầu trầu Không vào cốc nước ấm để súc miệng giúp giảm đau, diệt trừ vi khuẩn, phòng chống sâu răng. Cũng có thể kết hợp với tinh dầu Bạc Hà cho răng chắc khỏe, hơi thở thơm mát.
- Pha chế nước sát khuẩn: Tinh dầu Trầu Không có tác dụng sát khuẩn rất tốt, làm sạch da, diệt nấm đặc biệt là các vùng da kín, vùng da dễ bị tổn thương do nấm.
- Pha chế dung dịch vệ sinh: Hiện nay nhiều hãng dược phẩm trên thế giới đã sử dụng tinh dầu Trầu Không để pha chế dung dịch dùng cho phụ nữ và trẻ em. Cho vài giọt tinh dầu Trầm Không vào nước ấm để rửa và vệ sinh hàng ngày. Có thể tắm giúp làm sạch da, sạch mụn, ngăn ngừa các bệnh về da như nấm da, mẩn ngứa.
- Pha chế cao xoa bóp, giảm đau: Cho vài giọt tinh dầu Trầu Không + tinh dầu Long Não kết hợp với dầu thực vật theo tỷ lệ 1/30 (1ml tinh dầu + 30ml dầu thực vật) để tạo thành hỗn hợp dầu xoa bóp, giảm đau hiệu quả. Khi sử dụng cho một lượng vừa đủ thoa đều lên vùng cơ khớp, bắp chân, tay, vùng vai, gáy, lưng rồi xoa bóp giúp giảm đau, lưu thông khí huyết, giảm sưng tấy cơ khớp hiệu quả.
Uống nước lá Trầu Không có tác dụng gì
Theo đông y, lá trầu không giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn gây hại, trung hòa acid trong dạ dày, kích thích quá trình co thắt và giãn nở cơ vòng ngăn chặn việc trào ngược và bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Ngoài ra còn có tác dụng cải thiện khả năng chuyển hóa trong cơ thế, giúp kích thích sự tuần hoàn bên trong ruột để hấp thu các khoáng chất và vitamin từ thức ăn tốt hơn.
Vì vậy nếu sử dụng đúng cách đây sẽ là bài thuốc giúp giảm thiểu các triệu chứng đau bụng thượng vị, đầy bụng, ợ hơi, khó tiêu, làm lành tổn thương viêm loét dạ dày.
Cách dùng cần chuẩn bị nguyên liệu gồm: 4 – 6 lá trầu không loại bánh tẻ (không quá non)
- Thực hiện: Rửa sạch lá trầu không, để cho ráo nước rồi vò nát đem hãm với nước sôi. Chắt lấy nước để uống hàng ngày. Ngoài ra nếu không muốn hãm, bạn cũng có thế đun sôi lá trầu không khoảng 5 phút.
- Dùng mỗi ngày sau các bữa ăn khoảng 1 giờ đồng hồ, đều đặn mỗi ngày liên tục trong khoảng 1 tháng để thấy bệnh tình. sớm thuyên giảm.
Bạn có thể tham khảo cách làm trên đây để tối ưu tác dụng của lá trầu không.
Lá trầu không có lượng chất xơ phong phú giúp giảm táo bón giúp tăng cường trao đổi chất. Ngoài ra còn làm tăng sự bài tiết dịch tiêu hóa, loại bỏ nước và độc tố dư thừa ra khỏi cơ thể, giúp giảm mỡ hiệu quả. Sử dụng lâu dài bạn sẽ sở hữu cho mình một thân hình thon gọn và cân đối đấy.
- Chữa viêm phế quản
Đây là một trong những công dụng chữa bệnh bằng lá trầu tốt nhất. Chúng làm giảm viêm cho cuống phổi và phổi, làm tan đờm. Nhờ vậy tình trạng tắc nghẽn ở phối được cải thiện, giúp phổi hoạt động tốt hơn, trị được tình trạng viêm phế quản.
Gội đầu bằng lá trầu không có tác dụng gì
Trong lá trầu không có chứa một lượng lớn các chất như kẽm, canxi cùng các hợp chất như: alkaloid, eugenol, carvacrol, chavicol, tannin, các vitamin, axit amin,…Chúng có công dụng như kháng sinh mạnh giúp tiêu diệt và đẩy lùi các loại vi khuẩn, nấm gây hại cho da đầu.
Nhờ đặc tính sát trùng cao nên không ngạc nhiên khi lá trầu không diệt nấm, diệt gàu và cải thiện ngứa ngáy hiệu quả. Hàm lượng chất chống oxy hóa cao có trong lá trầu không giúp dưỡng ẩm, làm sạch da đầu, kích thích mọc tóc và nuôi dưỡng mái tóc mềm mượt hơn. Cách làm như sau:
Nguyên liệu:
- 1 nắm lá trầu không, khoảng 7 – 10 lá. Tốt nhất là dùng loại lá bánh tẻ
- 1 thìa muối biển
Cách sử dụng:
- Lá trầu được đem rửa qua nhiều lần nước cho sạch bụi bẩn
- Vò lá trầu cho hơi nát rồi bỏ vào nồi nấu chung với 1 lít nước
- Khi nước sôi được khoảng 10 phút, hãy cho muối vào và quậy tan, tắt bếp
- Vớt bỏ xác lá, đổ nước lá trầu ra một cái chậu sạch rồi pha thêm một ít nước lạnh vào cho nguội.
- Dùng nước này để gội đầu kết hợp mát xa nhẹ nhàng ở khu vực tổn thương để làm mềm và kích thích vảy gàu bong tróc ra ngoài, đồng thời giúp các hoạt chất có trong muối và lá trầu thẩm thấu sâu vào trong da đầu.
- Mỗi tuần, bạn có thể áp dụng cách trị nấm da đầu bằng lá trầu không theo cách này 3 lần để giảm thiểu các triệu chứng khó chịu, giúp da đầu nhanh hết nấm
Tác dụng của lá Trầu Không với mật ong
Trầu không trong thành phần của nó là 2,4% là tinh dầu, có chứa các chất kháng sinh cực kì tốt. Kháng sinh tự nhiên mạnh tiêu diệt các vi khuẩn có hại giúp chúng ta bảo vệ sức khỏe. Mật ong cũng vậy chứa hoàn toàn là các dưỡng chất tốt cho sức khỏe của chúng ta.
Vậy nên khi sử dụng trầu không mật ong cung cấp cho cơ thể một nguồn kháng sinh tự nhiên tốt nhất giúp đánh bật những khuẩn gây hại. Chữa lành những tổn thương của sức khỏe theo cách nhanh nhất lại tự nhiên.
Bạn có thể hoàn toàn an tâm về chất lượng được tạo thành. Và khi nói thêm về độ tin cậy, công thức này đã trải qua bao thế hệ cha ông ta sử dụng để trị ho. Kết quả đều rất tốt. Không những vậy nó còn được kiểm chứng bởi những công trình nghiên cứu y học hiện đại. Cách làm vô cùng đơn giản đó là:
Nguyên liệu cần chuẩn bị cực kì đơn giản bao gồm hai nguyên liệu: mật ong và trầu không.Kèm thêm các dụng cụ mà bạn cần chuẩn bị để bắt đầu các bước làm đó là: chày (cối), khay lọc bã, 1 bát nhỏ, thìa…
Cách làm:
Bước 1: Lấy 5 lá trầu không rửa sạch bằng nước để ráo nước. Sau đó, dùng tay xét nhỏ lá trầu không. Cho vào cối giã nát. ( chúng ta có thể dùng mấy xay nhưng tốt hơn nên giã bằng chày)
Bước 2: Ngâm lá trầu vừa giã với 300ml nước sôi. Rôi dùng khay lọc bã lấy nước cốt trầu không.
Bước 3: Tiếp đó là sử dụng nước cốt trầu không hòa cùng mật ong cho ra bát. Vậy là ta đã hoàn thành nước trầu không mật ong trị ho cực kì tốt.
Xem thêm:
Vậy là câu hỏi lá Trầu không có tác dụng gì đã được Trường Trung Cấp Nghề GTVT Hải Phòng trả lời trong bài viết trên. Nếu bạn thấy hay và hữu ích hãy like và share cho Trường Trung Cấp Nghề GTVT Hải Phòng nhé.
Trang chủ: Truonggtvthp.edu.vn
Chuyên mục: Là Gì