Lá lốt là một trong những loại thực phẩm rất quen thuộc với người dân Việt Nam và được trồng rộng rãi tại nhiều khu vực trên cả nước. Theo y học cổ truyền, lá lốt có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe, là bài thuốc chữa bệnh rất hiệu nghiệm, đặc biệt các bệnh về đau nhức xương khớp nhưng đến nay không phải ai cũng biết về công dụng của lá lốt. Hãy cùng Trường Trung Cấp Nghề GTVT Hải Phòng đi tìm hiểu xem lá lốt có tác dụng gì nhé.
Là lốt trông như thế nào? Là cây gì?
Cây lá lốt (tên khoa học là Piper lolot C. DC), lá lốt hay còn có tên gọi khác là lá lốt thuộc họ Hồ tiêu (Piperaceae), là một loại cây thảo sống dại, thường mọc nơi ẩm ướt. Lá đơn, có mùi thơm đặc sắc, nguyên, mọc so le, hình tim, mặt lá láng bóng, có năm gân chính phân ra từ cuống lá, cuống lá có bẹ. Hoa hợp thành cụm ở nách lá. Quả mọng, chứa một hạt. Lá lốt thường được trồng bằng cách giâm cành nơi ẩm ướt.
Bạn Đang Xem: Lá Lốt Có Tác Dụng Gì? Nam Phụ Lão ấu đều Không Nên Bỏ Qua
Advertisement
Cây lá lốt cao trung bình từ 30cm đến 40cm. Thân cây này rất yếu, có những đốt nhỏ li ti. Lá của cây là dạng đơn, có tán lá rộng, xòe to, ở phần trên của phiến có khoảng 5 hoặc 7 gân màu xanh nổi lên, ở phía bề mặt lá thường màu sẽ nhạt hơn.
Hoa thường mọc ở thành từng cụm ở nách lá, hoa màu trắng và rất lâu tàn. Quả của cây là dạng quả mọng, ở bên trong quả có chứa hạt.
Advertisement
Để làm thuốc, thường nhổ cả cây hoặc chỉ hái lá, dùng tươi bằng cách giã nát lấy nước cốt, hoặc sấy khô nấu nước uống, rang với muối hột đắp lên chỗ đau nhức.
Advertisement
Lá lốt có tác dụng gì?
Lá lốt có tác dụng gì? Ngoài làm gia vị cho các món ăn thì lá lốt còn được trồng để làm thuốc với nhiều công dụng. Lá lốt có vị nồng, hơi cay, có tính ấm và có khả năng chống hàn trong các trường hợp bị lạnh bụng. Ngoài ra công dụng giảm đau, tay chân lạnh, tê, nôn mửa, đầy hơi, khó tiêu, đau đầu vì cảm lạnh cũng được người dân tin dùng.
Tác dụng của lá lốt với đàn ông
Theo y học cổ truyền, lá lốt, hay còn gọi là tất bát, có mùi thơm dịu nhẹ, vị ngọt, tính ấm. Tác dụng chính của vị thuốc này là chỉ thống, ôn trung tán hàn và hạ khí. Lá lốt vì vậy mà được dùng trong việc chủ trị rối loạn tiêu hóa, đau nhức răng miệng, thận và bàng quang nhiễm hàn khí, phong tê thấp,…
Không những sở hữu những tác dụng như vậy, lá lốt còn được xem là loại dược liệu có khả năng cải thiện sinh lý nam giới. Các bài thuốc từ lá lốt được không ít cánh mày râu áp dụng và đem lại những kết quả rất khả quan. Có một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra những tác dụng của lá lốt với đàn ông như sau:
Hỗ trợ cải thiện chứng rối loạn cương dương: Rối loạn cương dương xảy ra khi lưu lượng máu đến dương vật không đủ khiến “cậu bé” không thể cương được hoặc không đủ độ cứng để giao hợp. Lá lốt được cho là có khả năng cải thiện tuần hoàn máu trong cơ thể, từ đó có thể giúp lượng máu đến các mô dương vật tốt hơn, cải thiện đáng kể hiện tượng rối loạn cương dương.
Chống viêm nhiễm bộ phận sinh dục: Các nhà khoa học đã tìm thấy bên trong lá lốt một lượng lớn tinh dầu tự nhiên với đặc tính chống viêm mạnh mẽ. Khả năng chống viêm này có thể giúp cải thiện một số các triệu chứng khó chịu có liên quan đến bệnh viêm nhiễm bộ phận sinh dục hay viêm đường tiết niệu hiệu quả. Bên cạnh đó, lá lốt còn có tác dụng giảm đau tuyệt vời, có thể áp dụng trong trường hợp nam giới đau lưng mỏi gối do phong thấp và thận yếu.
Cung cấp cho cơ thể nguồn dưỡng chất dồi dào: Lá lốt có chứa rất nhiều loại vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe, ví dụ như kẽm, photpho, vitamin B, vitamin C,… Theo đó, việc thường xuyên tiêu thụ lá lốt có thể giúp nam giới tăng cường cơ bắp, cải thiện chất lượng tinh trùng, giảm đau nhức xương khớp và đem đến cho cơ thể nguồn năng lượng sống dồi dào.
Công dụng của lá lốt chữa đau khớp
Lá lốt là loại nguyên liệu quen thuộc được sử dụng trong nhiều món ăn hàng ngày. Cây lá lốt được trồng quanh năm ở nhiều địa phương. Hầu hết các bộ phận của cây đều có thể sử dụng bao gồm: Thân, rễ, lá và hoa.
Theo Đông y, lá lốt có tính ấm, vị cay, trong thành phần của cây có chứa chất kháng khuẩn hiệu quả. Vì thế, lá lốt được sử dụng với tác dụng làm ấm bụng, trừ phong hàn, hạ khí, giảm đau nhức xương khớp, đau bụng… Trong đó, bài thuốc với công dụng của lá lốt chữa đau khớp đã được nhiều người biết tới và được đánh giá cao.
Đây là một tác dụng đã được y học hiện đại nghiên cứu. Người ta tiến hành phân tích thành phần của lá lốt thì nhận thấy nó có nhiều tinh dầu cùng các hoạt chất chống oxy hóa. Trong đó tiêu biết nhất là flavonoid, alcaloid.
Flavonoid là một chất chống viêm mạnh mẽ, nó có khả năng ức chế các cytokine tiền viêm thông qua quá trình điều hòa miễn dịch. Nó cũng giúp tăng cường sản xuất collagen type 2, là collagen cấu thành lên sụn khớp, từ đó duy trì sức khỏe của xương khớp.
Alcaloid giúp ức chế thần kinh trung ương, làm giảm cảm giác đau nhức khó chịu. Ngoài ra, alcaloid cũng có thể hoạt động như một chất chống viêm hiệu quả.
Các thành phần trong lá lốt tác động trực tiếp lên cơ chế gây đau nhức xương khớp. Từ đó, làm giảm các cơn đau, chống viêm. Như vậy, việc sử dụng lá lốt chữa đau nhức xương khớp là có cơ sở khoa học.
Ngoài ra, sử dụng lá lốt chữa đau khớp còn là phương pháp khá an toàn, lành tính, tiết kiệm chi phí. Và cũng có rất nhiều phương pháp khác nhau từ lá lốt được áp dụng vào mục đích chữa đau khớp như chườm lá lốt hoặc sử dụng cao lá lốt.
Chườm bã lá lốt sẽ giúp cho người bị đau xương khớp giảm nhanh các triệu chứng đau nhức, sưng khớp, giúp người bệnh đỡ đau hơn.
Tuy nhiên, phương pháp sử dụng này chỉ có tác dụng giảm đau, hỗ trợ trong điều trị xương khớp hay khớp gối, chứ không thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh xương khớp. Người bệnh cần đến các cơ sở y tế khám để có thể điều trị bệnh một cách tốt và hiệu quả nhất.
Uống nước lá lốt có tác dụng gì?
Theo các nghiên cứu cho thấy thành phần có trong lá lốt với tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau hiệu quả. Ngoài ra, theo Đông y lá lốt có vị nồng, hơi cay, tính ấm nên làm ấm bụng, giảm đau, trị chứng đau lưng, đau chân, chảy nước mũi, trị nôn mửa, đầy hơi, khó tiêu…
Vậy uống nước lá lốt có tác dụng gì?
Chữa đau xương khớp: Thông thường những người lớn tuổi hay mắc chứng đau lưng, đau xương khớp vào những ngày thời tiết thay đổi. Vì thế, người bệnh có thể áp dụng bài thuốc nước lá lốt để hỗ trợ giảm nhanh cơn đau hiệu quả.
Bởi trong loại lá này có chứa thành phần benzyl axetat giúp giảm sưng, tiêu viêm nhanh chóng. Duy trì áp dụng 2 lần/ngày liên tục trong vòng 1 tuần đảm bảo đẩy lùi các triệu chứng của bệnh.
Chữa đau bụng do nhiễm lạnh: Uống nước lá lốt có công dụng chữa đau bụng do nhiễm lạnh rất tốt ngay tại nhà. Người bệnh có thể lấy 20 gram lá lốt tươi rửa sạch, sau đó sắc cùng 300ml nước còn 100ml. Uống nước này khi còn ấm trước bữa ăn tối.
Điều trị chứng ra nhiều mồ hôi tay chân: Chữa chứng chảy mồ hôi tay và chân là đáp án chính xác cho câu hỏi uống nước lá lốt có tác dụng gì?
Tăng cường sinh lý nam: Nhiều người thắc mắc uống nước lá lốt có tác dụng gì tốt đối với sức khỏe nam giới hay không? Trên thực tế, loại lá này hỗ trợ điều trị bệnh yếu sinh lý ở nam giới vô cùng hiệu quả.
Người bệnh có thể thay thế việc nấu nước lá lốt bằng cách chế biến thành nhiều món ăn bổ sung vào thực đơn hàng ngày để tăng cường sinh lý chẳng hạn như món lá lốt xào hến.
Chữa ngộ độc thức ăn cho trẻ nhỏ: Nếu gặp phải trường hợp trẻ nhỏ mắc chứng đau bụng kèm theo các dấu hiệu bất thường như đại tiện nhiều lần, nôn mửa, bị mất nước,… thì rất có thể bé bị ngộ độc thức ăn. Lúc này các mẹ nên cho bé uống nước lá lốt để hỗ trợ xử lý cơn đau hiệu quả.
Chữa khỏi bệnh tổ đỉa: Người mắc bệnh tổ đỉa nhẹ thay vì uống thuốc tây có thể dùng nước lá lốt hàng ngày để hỗ trợ điều trị bệnh. Chỉ cần chuẩn bị 30 gram lá lốt tươi đem rửa sạch, giã nát và vắt lấy 1 bát nước đặc uống trong ngày.
Xem Thêm : Captcha Là Gì? Vì Sao Website Nên Sử Dụng Captcha?
Chữa chứng phù thũng do thận gây ra: Người bệnh gặp trường hợp phù thũng do thận gây ra có thể uống nước lá lốt là các tốt nhất mà hiệu quả lại cao. Chỉ cần chuẩn bị 20 gram lá lốt, cà gai leo, rễ mỏ quạ, rễ tầm gai, lá đa lông, mã đề mỗi vị 10g. Sau đó đem đi rửa sạch và sắc cùng 500ml nước còn lại 150ml uống trong ngày. Người bệnh uống sau bữa ăn trưa khi thuốc còn ấm.
Điều trị cảm cúm: Những người có sức đề kháng yếu thường hay bị cảm nên uống nước lá lốt để mau chóng khỏe lại. Phương pháp này đảm bảo an toàn và hiệu quả ngay tại nhà không gây tác dụng phụ như các loại thuốc tây trên thị trường.
Tăng cường sữa mẹ cho bé: Theo các chuyên gia cho rằng uống nước lá lốt giúp tăng cường sữa mẹ cho bé. Bởi trong lá lốt có chứa nhiều flavonoid và alkaloid rất tốt cho cơ thể mẹ trong thời kỳ cho con bú.
Để hạ đạm bệnh gút: dùng trái dừa xiêm vạt mặt để lá lốt vào nước dừa rồi dùng lửa đun nóng chưng lá lốt với nước dừa xiêm khoảng 45 phút. Uống trong ngày, mỗi tuần uống từ 1-2 lần.
Ăn lá lốt có tác dụng gì?
Ngoài ngâm rượu, ngâm chân hay đắp thuốc, lá lốt còn được nhiều người dùng để chế biến các món ăn như bà cuộn lá lốt, canh rau lá lốt thịt bằm,… Do chứa nhiều chất chống oxy hóa, ăn rau lá lốt có tác dụng làm giảm quá trình thoái hóa ở các sụn, làm ức chế các gốc tự do ở bên trong cơ thể.
Bên cạnh đó, trong bữa ăn hàng ngày, bạn nên hạn chế sử dụng nhiều các gia vị nêm như: muối, dầu mỡ, mắm và đường, những gia vị này có thể gây hại cho xương nếu lạm dụng lâu dài. Những món ăn làm từ lá lốt vừa ngon lại vừa bổ mà bạn có thể làm cho gia đình chẳng hạn như: thịt bò xào lá lốt, thịt cuốn lá lốt,… Đều là những món ăn mang lại chất dinh dưỡng cao mà lại dễ làm.
Ngâm chân bằng lá lốt có tác dụng gì
Cách ngâm chân bằng lá lốt đã được lưu truyền từ lâu trong dân gian. Vậy việc ngâm chân này sẽ mang lại những tác dụng gì đối với sức khỏe?
Lá lốt ngâm chân trị tiểu đường
Có thể không nhiều người biết tới phương pháp này, thế nhưng lá lốt ngâm chân trị tiểu đường lại là phương thuốc hoàn toàn có thật và mang lại những hiệu quả bất ngờ.
Khi ngâm chân bằng lá lốt, các độc tố có trong cơ thể sẽ được loại bỏ giúp đỡ nhức mỏi hơn. Các tinh chất từ lá lốt sẽ được thẩm thấu giúp mạch máu được lưu thông. Phương pháp này giúp cho các bệnh nhân mắc tiểu đường, tim mạch, thấp khớp, gout… giảm đau đớn hiệu quả đồng thời cải thiện tình trạng bệnh.
Các bạn nên tiến hành phương pháp ngâm chân này đều đặn trước khi đi ngủ khoảng 20 phút để đường huyết có thể nhanh chóng trở về trạng thái bình thường. Có một lưu ý là sau khi thấy tình trạng bệnh thuyên giảm, người bệnh vẫn cần kiêng cữ và ăn uống hợp lý để không bị tái phát.
Ngâm chân lá lốt giúp cải thiện giấc ngủ, cho tinh thần sảng khoái
Trong quá trình ngâm chân bằng nước lá lốt, các bạn có thể thực hiện các động tác massage nhẹ nhàng nhằm kích thích các huyệt đạo dưới lòng bàn chân. Từ đó, tinh thần sẽ được sảng khoái, cơ thể sẽ thoải mái giúp cho giấc ngủ sâu và ngon hơn.
Hỗ trợ điều trị phong tê thấp
Theo y học cổ truyền, tê bì chân tay là hiện tượng khí hư thoát ra ngoài gây lạnh chân tay. Người bệnh có biểu hiện ra mồ hôi liên tục, thậm chí chảy thành từng giọt. Thực hiện ngâm chân với lá lốt sẽ giúp tình trạng này được cải thiện hiệu quả.
Hỗ trợ điều trị nhức mỏi xương khớp
Độc tố trong cơ thể sẽ được đẩy bớt ra ngoài nếu bạn tiến hành ngâm chân bằng lá lốt. Các mạch máu sẽ được giãn ra, tinh chất từ lá lốt sẽ thẩm thấu vào cơ thể từ đó giúp các cơn đau mỏi xương khớp được cải thiện.
Mách bạn một số cách ngâm chân với lá lốt để đạt hiệu quả nhất nhé:
Ngân chân lá lốt gừng muối
Nguyên liệu
- 20g – 30g lá lốt (cả lá, thân, rễ lá lốt đều được).
- 1 củ gừng già tươi.
- 2 thìa cà phê muối hạt.
Cách thực hiện
Bước 1: Bạn rửa sạch lá lốt rồi cắt thành các đoạn nhỏ hoặc để nguyên, gừng rửa sạch rồi đập dập hoặc bạn có thể thái thành từng lát mỏng.
Bước 2: Bạn đun sôi khoảng 1,5 lít nước cùng với lá lốt và gừng tươi. Sau đó, bạn cho thêm hai 2 thìa muối hạt vào và khuấy đều rồi tắt bếp.
Bước 3: Bạn đổ nước lá lốt ra một cái chậu, để cho nguội bớt rồi cho hai bàn chân vào ngâm trong khoảng 15 đến 20 phút thì nhấc chân ra và lấy khăn mềm lau sạch chân.
Lá lốt, ngải cứu và muối hạt
Nguyên liệu
- 20g – 30g lá lốt (có thể để cả thân cây lá lốt).
- 1 bó ngải cứu già.
- 2 thìa cà phê muối hạt.
Cách thực hiện
Bước 1: Bạn rửa sạch lá lốt và ngải cứu, sau đó cắt thành những đoạn ngắn (hoặc để nguyên).
Bước 2: Bạn cho lá lốt và ngải cứu vào nồi, đổ khoảng 1,5 lít nước vào nồi rồi đun hỗn hợp cho sôi sùng sục khoảng 5 phút thì tắt bếp.
Bước 3: Bạn đổ nước lá lốt ra một cái chậu, bỏ thêm 2 thìa muối hạt và khuấy đều cho tan hết muối.
Bước 4: Bạn để cho nước lá lốt nguội bớt rồi cho hai bàn chân vào ngâm trong khoảng 20 phút thì nhấc ra và dùng khăn mềm lau sạch chân.
Tác dụng của lá lốt với da mặt
Lá lốt có vẻ ngoài giống lá trầu không nhưng có màu sáng, mềm hơn và đặc biệt có hương vị rất đặc trưng khi chế biến món ăn. Nhờ lượng chất xơ và hợp chất phenol dồi dào, lá lốt có khả năng loại bỏ vi khuẩn gây mụn, giảm sắc tố melanin gây nám, sạm da, giúp nuôi dưỡng làn da trở nên săn chắc, khỏe mạnh hơn.
Lá lốt là loại cây nhiệt đới, phát triển mạnh tại đồng bằng và miền núi với những đặc điểm dễ nhận biết như mùi thơm, lá màu xanh thẫm và có hình giống lá trầu không.
Theo nhiều nghiên cứu, trong lá lốt có rất nhiều dưỡng chất quý như chất xơ, phenol, vitamin,… có tác dụng làm đẹp da cực kỳ hiệu nghiệm.
Xem Thêm : Nhật Kim Anh Là Ai? Cuộc đời đầy Thăng Trầm Của Nàng KA
Đặc biệt, hoạt chất phenol tích hợp trong lá lốt được chứng minh có khả năng ức chế sự hoạt động vi khuẩn gây mụn, giảm viêm sưng tại ổ mụn cám, mụn bọc, mụn trứng cá, mụn cóc…
Song song đó, hàm lượng chất xơ, vitamin từ loại lá khi được bổ sung đúng cách lên da sẽ bổ sung những dưỡng chất thiết yếu cho da từ đó da đều màu, trắng mịn trông thấy.
Khi lượng dưỡng chất từ lá lốt đi sâu vào da sẽ cấp ẩm, cân bằng độ PH cho da từ đó bảo vệ da trước tình trạng da dầu bóng, khô hay sưng mụn.
Với cách làm này sẽ giúp da được thư giãn đồng thời giúp lỗ chân lông giãn nở từ đó những tạp chất bẩn gồm bụi, cặn trang điểm, bã nhờn tích tụ lâu năm sẽ được loại bỏ sạch sẽ.
Với mặt nạ lá lốt dùng để trị nám tận da gốc tự chế tại nhà mang đến những dưỡng chất thiết yếu cần thiết cho việc nuôi dưỡng cho làn da trở nên săn chắc và khỏe mạnh hơn.
Nám da tận gốc tự chế đánh bật mảng nám, xóa mờ vết thâm sạm hiệu quả vô cùng.
Mặt nạ trị nám tận gốc tự chế từ lá lốt còn mang đến hiệu quả sát khuẩn, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn có hại gây nên các vấn đề viêm nhiễm cho làn da như mụn bọc, mụn cám, mụn mủ,…
Bên cạnh việc trị nám tận gốc, mặt nạ lá lốt tự chế tại nhà còn giúp da se khít lỗ chân lông, giúp làn da trở nên mịn màng.
Ngoài việc giúp phục hồi, tái tạo những tế bào bị thương tổn, mặt nạ dưỡng trắng da trị nám tận gốc từ lá lốt còn phát huy tốt vai trò thúc đẩy quá trình sản sinh collagen, chống lại quá trình lão hóa, giữ mãi nét thanh xuân cho làn da.
Tắm lá lốt có tác dụng gì?
Ngoài các công dụng từ việc uống nước lá lốt thì tắm nước lá lốt còn đem lại nhiều công dụng. Tắm nước lá lốt có tác dụng gì? Đặc biệt là đối với trẻ nhỏ, tắm nước lá lốt có thể giúp trị những bệnh lý về da cho trẻ.
Lá lốt có tính ấm, giảm đau, chống phong hàn nhẹ, khó tiêu, đau đầu vì cảm lạnh, mẩn ngứa,… Và công dụng phổ biến nhất của lá lốt là chữa vẩy nến. Vì trong lá lốt có nhiều kháng khuẩn tự nhiên, loại bỏ vi khuẩn tốt.
Ngoài ra tắm lá lốt cho trẻ còn có tác dụng chữa mẩn ngứa, mẩn đỏ, rôm sảy, nên phương pháp tắm lá lốt được sử dụng khá phổ biến, đây là một phương pháp tự nhiên, an toàn, hiệu quả nhanh nhưng không hề tốn kém.
Trong lá lốt có nhiều chất có khả năng kháng khuẩn giúp da loại bỏ vi khuẩn và giữ da sạch sẽ. Tắm lá lốt cho trẻ là phương pháp được nhiều mẹ, bà tin làm vì tính an toàn, không gây hại cho da bé lại có tác dụng phòng ngừa các bệnh về da.
Tắm lá lốt còn có tác dụng để điều trị thủy đậu. Đây là bài thuốc tắm có tác dụng và có hiệu quả được truyền lại từ nhiều đời. Tắm nước lá lốt ngoài việc giảm ngứa thì còn có tác dụng tăng cường thải độc, gia tăng hệ miễn dịch của cơ thể nhờ các hoạt chất có trong lá như flavonoid, ancaloit, Beta – caryophylen,…
Xông lá lốt có tác dụng gì?
Theo khoa học hiện đại, lá và thân cây có chứa các ancaloit và tinh dầu có thành phần chủ yếu là beta- caryophylen, rễ cây có chứa thành phần chính là benzylaxetat.
Xông hơi bằng lá lốt trị viêm xoang:
Trong lá lốt có chứa tinh dầu piperine, là một loại kháng sinh tự nhiên có hiệu quả rõ rệt với căn bệnh viêm xoang. Chữa viêm xoang bằng lá lốt là phương pháp tương đối đơn giản mà lại dễ dàng thực hiện. Chỉ sau 2,3 lần xông hơi lá lốt là có hiệu quả, tuy nhiên cần phải tuân thủ đúng trình tự các bước để đạt được hiệu quả tốt nhất
Chữa viêm xoang bằng lá lốt chỉ có tác dụng khi bệnh đang ở giai đoạn đầu, khi bệnh đã có nhiều chuyển biến sang nặng, sử dụng phương pháp xông lá lốt không hiệu quả người bệnh nên đi thăm khám tại bệnh viện.
Xông hơi bằng lá lốt chăm sóc vùng kín chị em:
Tương tự như xông hơi trị viêm xoang, chữa viêm nhiễm phụ khoa bằng lá lốt là phương pháp hiệu quả. Xông hơi lá lốt cho vùng kín có thể cải thiện và chữa trị bệnh lành tính và an toàn, mang lại hiệu quả tốt khi sử dụng đúng cách!
Xông hơi bằng lá lốt chữa đau nhức xương khớp
Ngoài những công dụng trị các bệnh về hô hấp, lá lốt cũng được áp dụng nhiều vào bài thuốc dân gian trị các bệnh về xương khớp.
Xông hơi mặt bằng lá lốt trị mụn, trắng da
Xông hơi mặt bằng lá lốt giúp da được thư giãn, lỗ chân lông giãn nở, từ đó giúp đẩy các tạp chất và bụi bẩn, cặn trang điểm ra ngoài trả lại làn da sáng mịn, ngoài ra lá lốt có tác dụng kháng viêm rất tốt có khả năng trị mụn, đẩy mụn.
Thân cây lá lốt có tác dụng gì?
Sự kết hợp giữa lá lốt, thân và rễ cây lá lốt cùng với muối biển có thể giúp cải thiện các tình trạng viêm, đau nhức các khớp và khớp bị cứng, khó cử động. Ngoài ra, nó còn chứa rất nhiều chất giúp ngăn oxy hóa ở bên trong giúp cho tiêu trừ các gốc tự do, làm chậm lại các quá trình hư hại của các khớp sụn.
Trong bài thuốc này còn có muối biển- đây là một nguyên liệu mà trong y học cổ truyền thì muối biển có công dụng dẫn thuốc vào trong kinh mạch, nâng cao hiệu quả của thảo dược. Từ đấy làm giảm đi rất nhiều các triệu chứng viêm khớp, khớp bị cứng, đau nhức xương khớp.
Rễ lá lốt có tác dụng gì?
Việc dùng thân cây và rễ cây lá lốt để ngâm rượu chắc không phải ai cũng biết. Đối với nhiều loại thảo dược thì việc ngâm với rượu chính là cách tối ưu hóa được các dược tính có sẵn. Vì vậy, không quá lạ khi lá lốt cũng có thể ngâm rượu để giúp điều trị và làm giảm đau nhức xương khớp, thoái hóa khớp.
Lá lốt phơi khô có tác dụng gì?
Theo các kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, cây lá lốt có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau vô cùng hiệu quả.
Tác dụng của lá lốt đối với sức khỏe con người khá đa dạng, có thể kể đến như:
- Giảm đau lưng và đau nhức xương khớp.
- Bệnh phong thấp, hay đổ mồ hôi ở tay chân.
- Giúp giải cảm, giảm ho hiệu quả
- Hạn chế đau bụng tiêu chảy.
- Điều trị bệnh đau răng.
- Ngăn ngừa viêm nhiễm ở bộ phận sinh dục nam và nữ giới.
- Trị mụn nhọt, lở loét, sưng mủ, tổ đỉa.
- Trị phù thũng do viêm hư thận.
- Cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể hiệu quả.
- Chữa đau lưng, mỏi gối ở người già
- Chữa chứng đầy bụng, nôn mửa, kiết lỵ.
- Thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể.
Những lưu ý khi sử dụng lá lốt trong điều trị bệnh
Lá lốt thuộc tính ẩm, nên người bệnh chỉ sử dụng với liều lượng vừa phải tránh lạm dụng nhiều gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, cụ thể:
- Bị nhiệt người, táo bón và xuất hiện các biểu hiện như môi lưỡi khô, khát nước bất thường, lợi hàm sưng đỏ,…
- Gây hại cho dạ dày và đường ruột: Nếu ăn lá lốt sống trong nhiều ngày liên tục sẽ khiến cho dạ dày bị nóng.
- Ngộ độc thực phẩm do cơ địa không thích ứng với thành phần hóa học của cây lá lốt hoặc bị dị ứng.
- Nôn mửa, choáng váng cũng là một trong số những phản ứng bất thường của người uống quá nhiều nước lá lốt
- Nước lá lốt chỉ có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh không thay thế thuốc chữa bệnh. Vì thế, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng.
- Những người đang mắc chứng bệnh táo bón, nhiệt miệng hay nóng bức trong người hạn chế uống nước lá lốt.
- Khi chân có vết thương hở tuyệt đối không được tiến hành các phương pháp ngâm.
- Người bị suy giãn tĩnh mạch, phụ nữ đang mang thai không nên ngâm chân bằng lá lốt.
- Nên giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng khi ngâm chân. Đồng thời kết hợp tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, tăng cường bổ sung chất dinh dưỡng để giúp cơ thể khỏe mạnh, phòng ngừa bệnh tật.
Xem thêm:
Trên đây là những chia sẻ của Trường Trung Cấp Nghề GTVT Hải Phòng để trả lời cho câu hỏi lá lốt có tác dụng gì. Hy vọng thông qua bài viết trên đã giúp bạn biết thêm nhiều công dụng của loài cây quen thuộc này và có thể áp dụng những mẹo dân gian để sử dụng lá lốt có hiệu quả nhất. Đừng quên Like và Share để Trường Trung Cấp Nghề GTVT Hải Phòng có động lực mang đến cho bạn thêm nhiều kiến thức thú vị hơn nữa nhé.
Trang chủ: Truonggtvthp.edu.vn
Chuyên mục: Là Gì